Điện thoại di động giờ đã trở nên rất phổ biến và dường như không thể thiếu trong cuộc sống. Những chiếc điên thoại đã không còn chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin mà chúng còn có thể làm được rất nhiều việc như nghe nhạc, kiểm tra mail, chơi game cũng chính vì lý do đó mà bạn mang theo điện thoại đi học, đi làm, sử dụng nó nhiều lần trong ngày cho công việc và học tập. Cũng không phải là quá ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều người coi điện thoại di động là vật bất ly thân. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn đánh rơi điện thoại của mình vào nước hay để nó quay trong máy giặt? Nhiều người có thể trả lời rằng họ sẽ bật máy lên để xem nó còn hoạt động hay không. Đó là một điều mà đa số người sử dụng điện thoại đều mắc phải nhưng đáng tiếc là nó lại không phải là một việc làm đúng. Dưới đây là những bước để bạn cứu sống điện thoại của mình nếu như chẳng may nó bị rơi vào nước.
Điều đầu tiên bạn phải làm ngay khi nhận thấy chiếc điện thoại của mình bị rơi vào nước là mau chóng bỏ nó ra khỏi vùng nguy hiểm mà ở đây là nước, kẻ thù của các món đồ điện tử. Tiếp đến bạn hãy lập tức tắt nguồn điện thoại nếu thấy nó vẫn còn bật, nếu chiếc điện thoại của bạn đã bị tắt thì bạn cũng không được bật nó lên vì như thế rất có khả năng điện thoại của bạn sẽ bị chập mạch và không thể sử dụng được nữa.
Bây giờ bạn hãy tháo mặt sau, pin và thẻ sim ra sau đó dùng tô vít tháo những thành phần có thể và dễ tháo nhất trên chiếc điện thoại của mình.
Tiếp theo bạn dùng khăn giấy để lau khô những thành phần tháo ra. Rồi dùng máy sấy sấy qua những phần này. Bạn không nên sấy quá lâu vì như thế nước sẽ bị bay hơi và thấm sâu vào các mạch điện gây hư hại không nhỏ cho chiếc điện thoại. Bạn nên cẩn thận trong việc sử dụng máy sấy vì tuy giúp chiếc điện thoại mau khô hơn nhưng máy sấy lại làm cho độ bền của điện thoại kém đi rất nhiều.
Sau khi lau khô và sấy qua những phần được tháo ra của chiếc điện thoại bạn hãy dể tất cả vào trong thùng gạo từ 2 đến 3 ngày. Những hạt gạo sẽ hút ẩm và ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra khi điện thoại bị nhúng vào nước.
2 đến 3 ngày sau khi bỏ tất cả các thành phần của chiếc điện thoại vào thùng gạo, bạn hãy lấy chúng ra, dùng khăn mềm để lau sạch bụi gạo bám vào.
Cuối cùng bạn có thể lắp mọi thứ của chiếc điện thoại lại với nhau và bật chiếc điện thoại của mình lên. Khả năng chiếc điện thoại của bạn hoạt động lại được là rất cao lên đến 70-80 %.
Trong trường hợp chiếc điện thoại không lên nguồn, bạn hãy cắm nó với ổ sạc rồi khởi động lại. Nếu điện thoại của bạn khởi động được thì có nghĩa là pin của bạn đã bị hỏng và bạn cần phải thay pin cho điện thoại của mình. Trong trường hợp chiếc điện thoại của bạn vẫn “im hơi lặng tiếng” thì bạn nên đem nó đến các cửa hàng sửa chữa điện thoại di động để tìm cách khắc phục.
Đối với những dòng điện thoại phức tạp và những bạn ít hiểu biết về điện thoại thì lời khuyên chân tình của mình là đem ngay và luôn đến cửa hàng điện thoại gần nhất để họ sửa.
Chúc các bạn thành công!
Dưới đây là những bước để bạn cứu sống điện thoại của mình nếu như chẳng may nó bị rơi vào nước.
Điều đầu tiên bạn phải làm ngay khi nhận thấy chiếc điện thoại của mình bị rơi vào nước là mau chóng bỏ nó ra khỏi vùng nguy hiểm mà ở đây là nước, kẻ thù của các món đồ điện tử. Tiếp đến bạn hãy lập tức tắt nguồn điện thoại nếu thấy nó vẫn còn bật, nếu chiếc điện thoại của bạn đã bị tắt thì bạn cũng không được bật nó lên vì như thế rất có khả năng điện thoại của bạn sẽ bị chập mạch và không thể sử dụng được nữa.
Bây giờ bạn hãy tháo mặt sau, pin và thẻ sim ra sau đó dùng tô vít tháo những thành phần có thể và dễ tháo nhất trên chiếc điện thoại của mình.
Tháo pin và thẻ sim
Tháo bàn phím
Tiếp theo bạn dùng khăn giấy để lau khô những thành phần tháo ra. Rồi dùng máy sấy sấy qua những phần này. Bạn không nên sấy quá lâu vì như thế nước sẽ bị bay hơi và thấm sâu vào các mạch điện gây hư hại không nhỏ cho chiếc điện thoại. Bạn nên cẩn thận trong việc sử dụng máy sấy vì tuy giúp chiếc điện thoại mau khô hơn nhưng máy sấy lại làm cho độ bền của điện thoại kém đi rất nhiều.
Sau khi lau khô và sấy qua những phần được tháo ra của chiếc điện thoại bạn hãy dể tất cả vào trong thùng gạo từ 2 đến 3 ngày. Những hạt gạo sẽ hút ẩm và ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra khi điện thoại bị nhúng vào nước.
Nhét các thành phần tháo ra vào thùng gạo.
Để từ 2 đến 3 ngày.
2 đến 3 ngày sau khi bỏ tất cả các thành phần của chiếc điện thoại vào thùng gạo, bạn hãy lấy chúng ra, dùng khăn mềm để lau sạch bụi gạo bám vào.
Cuối cùng bạn có thể lắp mọi thứ của chiếc điện thoại lại với nhau và bật chiếc điện thoại của mình lên. Khả năng chiếc điện thoại của bạn hoạt động lại được là rất cao lên đến 70-80 %.
Trong trường hợp chiếc điện thoại không lên nguồn, bạn hãy cắm nó với ổ sạc rồi khởi động lại. Nếu điện thoại của bạn khởi động được thì có nghĩa là pin của bạn đã bị hỏng và bạn cần phải thay pin cho điện thoại của mình. Trong trường hợp chiếc điện thoại của bạn vẫn “im hơi lặng tiếng” thì bạn nên đem nó đến các cửa hàng sửa chữa điện thoại di động để tìm cách khắc phục.
Đối với những dòng điện thoại phức tạp và những bạn ít hiểu biết về điện thoại thì lời khuyên chân tình của mình là đem ngay và luôn đến cửa hàng điện thoại gần nhất để họ sửa.
Chúc các bạn thành công!
Đăng nhận xét